NAM CHÂM ĐIỆN
NAM CHÂM ĐIỆN LÀ GÌ?
Nguồn gốc của nam châm điện được phát minh lần đầu tiên vào năm 1825 do nhà điện học William Sturgeon người Anh (1783-1850). Nam châm điện do ông Sturgeon phát minh là một lõi sắt non có dạng hình móng ngựa và có một số vòng dây điện cuốn xung quanh. Nếu có dòng điện sinh ra bởi một điện áp chạy qua đó thì sẽ làm cho lõi sắt bị từ hóa và cảm ứng từ sinh ra đủ mạnh có thể hút lên được một vật nặng có nhiễm từ. Nếu chúng ta ngắt dòng điện thì từ trường của lõi sẽ biến mất theo.
Các loại nam châm điện thông dụng
Tùy theo nhu cầu sử dụng và nguồn điện áp cung cấp cho nam châm điện, ta có thể chia nam châm điện thành 2 loại sau đây:
Nam châm điện nhỏ:
Sử dụng nguồn điện từ 6v đến 24v
Sức mạnh: có thẻ nâng được vật từ tính nặng từ 5kh đến 20kg
Đường kính mặt nam châm: 20mm – 50mm
Ưu điểm: nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng, hoạt động tốt trong môi trường có nhiệt độ cao,…
Ứng dụng: sử dụng trong các dây chuyền đóng gói sữa hộp kim loại, thí nghiệm vật lý,…
Nam châm điện công nghiệp:
Nam châm nâng điện là loại mà từ trường của nó được tạo ra từ dòng điện – điều khiển lực từ bằng cách can thiệp vào dòng điện.
Điệp áp sử dụng: 220v, 360v
Đường kính mặt nam châm: 500mm-12000mm
Có thể nâng vật nhiễm từ tính từ 1 tấn đến 50 tấn
Ứng dụng: sử dụng trong sản xuất sắt thép, cảng biển, bãi phế liệu, logistic,..
Reviews
There are no reviews yet.